Nghiên Cứu Các Giải Pháp Xử Lý Phân Và Nước Thải Chăn Nuôi Nhằm Giảm Thiểu Ô Nhiễm Môi Trường

Những năm gần đây, ngành chăn nuôi đã có những bước chuyển dịch rõ ràng, từ chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán sang chăn nuôi tập trung theo mô hình trang trại, ứng dụng công nghệ khoa học kỹ thuật, tăng hiệu quả kinh tế. Bên cạnh sự phát triển đạt được, thì những thách thức về ô nhiễm môi trường do nguồn chất thải chăn nuôi từ các trang trại công nghiệp là rất lớn.

1. Thực Trạng Chất Thải Chăn Nuôi Ở Nước Ta

Theo số liệu của Tổng cục thống kê, hiện nay nước ta có tổng lượng đàn gia súc gia cầm khoảng gần 400 triệu con. Từ đó quy đổi được, mỗi năm thải ra lượng chất thải rắn khoảng trên 76 triệu tấn và trên 30 triệu khối chất thải lỏng (nước tiểu, nước rửa chuồng…). Chất thải của vật nuôi chứa nhiều kim loại nặng như nitơ, phốt pho, kẽm, đồng, chì, Asen, Niken… và các vi sinh vật gây hại khác. Những chất này gây ô nhiễm nghiêm trọng cho không khí, đất và nước.

Xét về tính chất thì chất thải từ chăn nuôi tồn tại ở cả ba dạng rắn, lỏng và khí. Cụ thể:

  • Dạng khí: là các mùi hôi đặc trưng của phân, thức ăn thừa của vật nuôi, những mùi này rất hấp dẫn ruồi, nhặng đến sinh sôi, nảy nở
  • Dạng rắn: chủ yếu là phân, các loại thức ăn thừa của vật nuôi thải ra hàng ngày, các chất lót chuồng như mùn cưa, vỏ trấu…
  • Dạng lỏng: Bao gồm nước đái của vật nuôi, nước tắm, nước rửa chuồng…

2. Các Phương Pháp Xử Lý Chất Thải Chăn Nuôi Hiện Nay

Tùy theo cách thức chăn nuôi mà tỉ lệ giữa các dạng chất thải là khác nhau, do đó chúng ta cũng phải có những phương pháp xử lý chất thải khác nhau. Tại Việt Nam đang áp dụng các công nghệ xử lý chất thải phổ biến như sau:

Đối với dạng khí (mùi hôi): Sử dụng chế phẩm EM, đệm lót sinh học để giảm mùi hôi của chuồng trại.

Đối với dạng rắn: Sử dụng chế phẩm vi sinh vật để sản xuất phân hữu cơ vi sinh. Phương pháp này cần nhiều thời gian và phải có diện tích mặt bằng đủ lớn. Phân sau khi ủ khó đóng bao để vận chuyển nếu khối lượng lớn.

Về xử lý chất thải lỏng: Chủ yếu là sử dụng công nghệ lọc hiếu khí hoặc bùn hoạt tính. Với các hệ đơn giản sử dụng túi biogas và ao hồ, hoặc sử dụng túi HDPE xây dựng các hầm biogas lớn. Phương pháp này đơn giản nhưng không giải quyết được hoàn toàn vấn đề ô nhiễm. Đặc biệt là nước ra sau hầm biogas: N, P chưa xử lý được, COD vẫn ở mức ~1000mg/L.

sơ đồ xử lý chất thải chăn nuôi
Sơ đồ công nghệ xử lý chất thải chăn nuôi lợn quy mô công nghiệp

Qua khảo sát thực tế cho thấy, những phương pháp trên chỉ hiệu quả đối với các mô hình nhỏ lẻ, chăn nuôi hộ gia đình. Khi phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá, chăn nuôi lớn tại các trang trại thì các giải pháp trên không đáp ứng được về quy mô và kém hiệu quả. Bên cạnh đó, các phương pháp này cũng chưa đạt tới yêu cầu theo QCVN về xả thải.

3. Ứng Dụng Công Nghệ Tách Rắn, Lỏng Để Xử Lý Chất Thải Chăn Nuôi

Theo công nghệ này, các chất thải chăn nuôi được thu về một bể. Bơm hút đặc biệt có khả năng hút được các chất thải sau đó đưa lên máy ép bùn. Tại đây, các chất thải dạng lỏng được đi qua hệ thống màng lọc, nước lọt qua khe màng lọc thoát ra ngoài. Phần chất rắn được giữ lại và đẩy ra ngoài.

Hiện nay, nhiều trang trại đang sử dụng máy ép bùn băng tải để xử lý chất thải chăn nuôi. Do máy có diện tích lắp đặt nhỏ gọn, hoạt động liên tục được trong thời gian dài.

máy ép bùn băng tải
Máy ép bùn băng tải Rotec Việt Nam

Máy ép bùn băng tải có thể đáp ứng việc xử lý phân cho các trang trại nuôi lợn có quy mô từ 3.000 đến 20.000 con. Ngoài ra máy cũng có thể ứng dụng được cho các hộ chăn nuôi bò thịt, bò sữa. Chất thải ở dạng bùn được đưa qua máy ép, tách thành hai phần rắn và lỏng riêng biệt. Phần rắn có độ ẩm khoảng 55%, mùi hôi thối giảm rất nhiều. Sau đó phần chất rắn được đóng bao để tận dụng làm phân bón cho cây trồng. Phần lỏng đã tách hết các cặn bã đưa vào bể xử lý yếm khí. Nước sau khi qua bể xử lý có chất lượng đảm bảo quy chuẩn theo quy định.

Qua thực tế xây dựng mô hình và thời gian sử dụng cho thấy, với quy mô chăn nuôi trang trại trên 10 nghìn con thì việc sử dụng máy ép bùn vừa tiết kiệm chi phí, hiệu quả xử lý tốt hơn so với phương pháp xây dựng hầm biogas.

4. Hiệu Quả Từ Việc Sử Dụng Máy Ép Lọc Bùn

Ông Nguyễn Văn Thu ở Tam Dương, Vĩnh Phúc cho biết: Trang trại nhà ông với quy mô 12.000 đến 14.000 con lợn thịt, hàng ngày lượng chất thải xả ra rất lớn, không có biện pháp xử lý, tích tụ lâu ngày làm môi trường trở nên ô nhiễm. Sau khi sử dụng máy ép bùn tách rắn lỏng ông đã không còn nỗi lo về xử lý chất thải của trang trại, mùi hôi thối cũng không còn. Bên cạnh đó còn tận dụng nguồn chất thải này làm phân bón cho cây trồng rất tốt, đem lại nguồn thu cho trang trại.

Có thể khẳng định, đây được xem như là giải pháp hữu hiệu để xử lý ô nhiêm môi trường chăn nuôi.

Bằng nhiều năm kinh nghiệm sản xuất máy ép lọc bùn, Rotec Việt Nam đang được đánh giá là đơn vị đứng đầu trong công nghệ sản xuất máy ép bùn tiên tiến, chất lượng, hiện đại trên thị trường.

Quý khách hàng có nhu cầu tìm hiểu và mua máy ép lọc bùn chất lượng cao, vui lòng liên hệ Hotline để được tư vấn trực tiếp và nhận ưu đãi hấp dẫn.

Thông Tin Liên Hệ

CÔNG TY TNHH ROTEC VIỆT NAM

Miền Bắc:

  • Địa chỉ đăng ký: Số 3, Ngõ 240, phố Lê Trọng Tấn, quận Thanh Xuân, Hà Nội.
  • Văn phòng Miền Bắc: Phòng 311, Đơn nguyên B, B15, Khu đô thị mới Đại Kim, quận Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội.
  • Nhà máy sản xuất: GD 5-4, Cụm khu Công nghiệp Ngọc Hồi, Thanh Trì, Hà Nội.
  • Hotline: 0971.506.268 – 0961.606.268 – 0967.706.268 – 024 6292 4689

Miền Nam:

  • Chi nhánh miền Nam: Lô E17, KDC Valencia Riverside, 1000 Nguyễn Duy Trinh, Thành phố Thủ Đức, Hồ Chí Minh.
  • Trung tâm Bảo hành – Bảo trì Khu vực Miền Nam: Số 1674 Nguyễn Duy Trinh, Thành phố Thủ Đức, Hồ Chí Minh.
  • Hotline: 0866.476.268

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.