Các Quy Chuẩn Trong Chế Tạo Máy Hiện Nay

Ngành Chế tạo máy đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất ra các thiết bị, công cụ cho mọi ngành trong nền kinh tế quốc dân, tạo tiền đề cần thiết để các ngành này phát triển mạnh hơn. Vì vậy, việc phát triển KH – KT trong lĩnh vực Công nghệ chế tạo máy có ý nghĩa hàng đầu nhằm thiết kế, hoàn thiện và vận dụng các phương pháp chế tạo, tổ chức và điều khiển quá trình sản xuất đạt hiệu quả kinh tế cao nhất.

1. Giới Thiệu Về Công Nghệ Chế Tạo Máy

Công nghệ chế tạo máy là một lĩnh vực khoa học kỹ thuật có nhiệm vụ nghiên cứu, thiết kế và tổ chức thực hiện quá trình chế tạo sản phẩm cơ khí đạt các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật nhất định trong điều kiện quy mô sản xuất cụ thể. Một mặt Công nghệ chế tạo máy là lý thuyết phục vụ cho công việc chuẩn bị sản xuất và tổ chức sản xuất có hiệu quả nhất. Mặt khác, nó là môn học nghiên cứu các quá trình hình thành các bề mặt chi tiết và lắp ráp chúng thành sản phẩm.

Ngày nay, khuynh hướng tất yếu của chế tạo máy là tự động hóa và điều khiển quá trình thông qua việc điện tử hóa. Đối tượng nghiên cứu của Công nghệ chế tạo máy là chi tiết gia công khi nhìn theo khía cạnh hình thành các bề mặt của chúng. Và lắp ghép chúng lại thành sản phẩm hoàn chỉnh. Để làm công nghệ được tốt cần có sự hiểu biết sâu rộng về các môn khoa học cơ sở như: Sức bền vật liệu, Nguyên lý máy, Chi tiết máy, Máy công cụ, Nguyên lý cắt, Dụng cụ cắt v.v…

chế tạo máy
Chi tiết máy được chế tạo theo đúng tiêu chuẩn

2. Quá Trình Sản Xuất

Nói một cách tổng quát, quá trình sản xuất là quá trình con người tác động vào tài nguyên thiên nhiên để biến nó thành sản phẩm phục vụ cho lợi ích của mình. Định nghĩa này rất rộng, có thể bao gồm nhiều giai đoạn. Ví dụ, để có một sản phẩm cơ khí thì phải qua các giai đoạn: Khai thác quặng, luyện kim, gia công cơ khí, gia công nhiệt, lắp ráp v.v…

Quá trình sản xuất là quá trình tổng hợp các hoạt động có ích để biến nguyên liệu và bán thành phẩm thành sản phẩm có giá trị sử dụng nhất định, bao gồm các quá trình chính như: Chế tạo phôi, gia công cắt gọt, gia công nhiệt, kiểm tra, lắp ráp và các quá trình phụ như: vận chuyển, chế tạo dụng cụ, sửa chữa máy, bảo quản trong kho, chạy thử, điều chỉnh, sơn lót, bao bì, đóng gói v.v…

Tất cả các quá trình trên được thực hiện một cách đồng bộ nhịp nhàng để cho quá trình sản xuất được liên tục. Sự ảnh hưởng của các quá trình nêu trên đến năng suất, chất lượng của quá trình sản xuất ở các mức độ khác nhau.

3. Quá Trình Công Nghệ

Quá trình công nghệ là một phần của quá trình sản xuất, trực tiếp làm thay đổi trạng thái và tính chất của đối tượng sản xuất. Đối với sản xuất cơ khí, sự thay đổi trạng thái và tính chất bao gồm:

– Thay đổi trạng thái hình học (kích thước, hình dáng…)

– Thay đổi tính chất (tính chất cơ lý như độ cứng, độ bền…)

Quá trình công nghệ bao gồm:

  • Quá trình tạo phôi: hình thành kích thước của phôi từ vật liệu bằng các phương pháp như đúc, hàn, gia công  áp lực …
  • Quá trình gia công cơ: làm thay đổi trạng thái hình học và cơ lý tính lớp bề mặt.
  • Quá trình nhiệt luyện: làm thay đổi tính chất cơ lý của vật liệu chi tiết cụ thể tăng độ cứng, độ bền.
  • Quá trình lắp ráp: tạo ra một vị trí tương quan xác định giữa các chi tiết thông qua các mối lắp ghép giữa chúng để tạo thành sản phẩm hoàn thiện.
máy ép thuỷ lực
Sơ đồ công nghệ thuỷ lực gia công sản phẩm

Nguyên Công

Nguyên công là đơn vị cơ bản của quá trình công nghệ. Việc chọn số lượng nguyên công sẽ ảnh hưởng lớn đến chất lượng và giá thành sản phẩm, việc phân chia quá trình công nghệ ra thành các nguyên công có ý nghĩa kỹ thuật và kinh tế.

– Ý nghĩa kỹ thuật

Mỗi một phương pháp cắt gọt có một khả năng công nghệ nhất định (khả năng về tạo hình bề mặt cũng như chất lượng đạt được). Vì vậy, xuất phát từ yêu cầu kỹ thuật và dạng bề mặt cần tạo hình mà ta phải chọn phương pháp gia công tương ứng hay nói cách khác chọn nguyên công phù hợp. Ta không thể thực hiện được việc tiện các cổ trục và phay rãnh then ở cùng một chỗ làm việc. Tiện các cổ trục được thực hiện trên máy tiện, phay rãnh then thực hiện trên máy phay.

– Ý nghĩa kinh tế

Khi thực hiện công việc, tùy thuộc mức độ phức tạp của hình dạng bề mặt, tùy thuộc số lượng chi tiết cần gia công, độ chính xác, chất lượng bề mặt yêu cầu mà ta phân tán hoặc tập trung nguyên công nhằm mục đích đảm bảo sự cân bằng cho nhịp sản xuất, đạt hiệu quả kinh tế nhất. Trên một máy, không nên gia công cả thô và tinh. Vì khi gia công thô cần máy có công suất lớn, năng suất cao, không cần độ chính xác cao. Khi gia công tinh thì cần máy có độ chính xác cao để đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật của chi tiết.

sơ đồ máy phun bi
Mô hình máy phun bi làm sạch chi tiết

Quý khách hàng quan tâm và có nhu cầu mua máy cơ khí chất lượng, vui lòng liên hệ Hotline 0971.506.268 để được tư vấn trực tiếp.

Thông Tin Liên Hệ

CÔNG TY TNHH ROTEC VIỆT NAM

Miền Bắc:

  • Địa chỉ đăng ký: Số 3, Ngõ 240, phố Lê Trọng Tấn, quận Thanh Xuân, Hà Nội.
  • Văn phòng Miền Bắc: Phòng 311, Đơn nguyên B, B15, Khu đô thị mới Đại Kim, quận Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội.
  • Nhà máy sản xuất: GD 5-4, Cụm khu Công nghiệp Ngọc Hồi, Thanh Trì, Hà Nội.
  • Hotline: 0971.506.268 – 0961.606.268 – 0967.706.268 – 024 6292 4689

Miền Nam:

  • Chi nhánh miền Nam: Lô E17, KDC Valencia Riverside, 1000 Nguyễn Duy Trinh, Thành phố Thủ Đức, Hồ Chí Minh.
  • Trung tâm Bảo hành – Bảo trì Khu vực Miền Nam: Số 1674 Nguyễn Duy Trinh, Thành phố Thủ Đức, Hồ Chí Minh.
  • Hotline: 0866.476.268

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.